Âm nhạc có ảnh hưởng như thế nào đối với tâm lý của trẻ nhỏ?

Xin chào, lại là thầy Minh đây. Hôm nay tôi sẽ bàn về khía cạnh TÂM LÝ của con em đối với việc học âm nhạc. Phụ huynh nào thực sự quan tâm đến cảm xúc (niềm vui nỗi buồn) hãy đọc tham khảo nhé:
Giai đoạn từ 4 tuổi đến 15 tuổi là giai đoạn phát triển nhận thức và tâm lý của trẻ nhỏ. Tiếc thay, khía cạnh tâm lý là khía cạnh mà các bậc phụ huynh ít nhận ra (và để ý thấy) ở con em, từ đó chưa thể đưa ra các giải pháp phù hợp khi tâm lý của trẻ có vấn đề ở giai đoạn này. Bởi vì việc này yêu cầu ít nhất là có sự hiểu biết về kiến thức nền của bộ môn tâm lý học phát triển. Từ đó khiến cho việc nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ trở thành một chuyện khó khăn đối với các gia đình (Đa phần là không nhận ra)
Đối với trẻ em, tất cả mọi thứ xung quanh đều là những thứ mới lạ. Do vậy, các bé dễ bị hoang mang và khép mình lại khi có những sự đe doạ nhất định từ xã hội bên ngoài về thể chất và tinh thần. Và một khi đã là vấn đề tâm lý thì nó không hề đơn giản, những thứ đó sẽ đeo bám dai dẳng suốt phần đời còn lại của một con người. Nghe thì rất nguy hiểm, và khi nhận thức được những điều này thì các bậc phụ huynh bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về tâm lý trẻ nhỏ và các giải pháp thông thường mà người ta hay sử dụng cho bé. VN thì hay học theo phương pháp của nước ngoài. Đây cũng là một điều khá hay.
Trong các phương pháp chữa lành tâm lý, âm nhạc không phải là ngoại lệ. Thậm chí, còn được đưa ra làm giải pháp hàng đầu. Người ta thường gọi là “Music Therapy” = Trị liệu bằng âm nhạc. Phương pháp trị liệu này tận dụng sự kết nối và phản hồi của não người để kích thích tư duy tích cực, thanh thoát, cũng như chữa trị lo âu, ám ảnh, sợ hãi ở nơi tâm lý của một con người, bất kể già trẻ lớn bé. Music Therapy đối với tâm lý học, có thể chỉ đơn giản là nghe nhạc, hoặc cũng có thể cao cấp hơn là học nhạc và chơi nhạc.
Đối với trẻ nhỏ, piano sẽ là nơi mà nó có thể thể hiện cảm xúc. Nhất là những điều KHÔNG THỂ NÓI. Do vậy, việc chơi đàn piano đóng một vai trò giải toả cảm xúc không bị biến thành bức xúc. Trong tâm lý học, từ chuyên môn cho việc này là “Cơ chế phòng vệ thăng hoa”. “Cơ chế phòng vệ” là bản năng tự nhiên của con người, khi đối diện với những sự tấn công tâm lý, thì họ sẽ vô thức giải toả nó như một phản xạ tự nhiên. Nói một cách đơn giản, nếu như không có cây piano để giải toả những bức xúc tâm lý đó, thì những “cục tiêu cực” đó sẽ trở thành sự dồn nén nơi đứa trẻ. Lâu ngày sẽ trở thành một sự “dị tật” tâm lý, mà chỉ có trưởng thành mới phát hiện.
Trẻ nhỏ là những nhân vật rất dễ có những sự dồn nén tâm lý, đến từ trường lớp (Điểm số, hạnh kiểm, bắt ép, so sánh), bạn bè (bắt nạt bằng ngôn từ/ bạo lực), hay thậm chí là từ gia đình. Nét giáo dục truyền thống của người Á Đông nói chung, và Việt Nam nói riêng, khi áp dụng ở thời đại này làm gia tăng sự áp lực và dồn nén cảm xúc tiêu cực một cách vô lý cho trẻ nhỏ. Thực ra hầu hết các trẻ em VN đều rất dễ vướng vào hố sâu khiếm khuyết tâm lý. Bởi vì cách giáo dục mặt bằng chung đến từ nhà trường đã quá tệ hại, cộng hưởng với áp lực từ gia đình tạo nên mới sinh ra những căn bệnh quái dị như: bệnh thành tích, bệnh thi đua,… Và những điều đó sẽ ngày càng chìm sâu vào khu vực vô thức, sâu đến mức sau này muốn lôi lên để chữa trị cũng chẳng kịp nữa. Khác với với những vết thương ngoài da, vết thương tâm lý sẽ bóp méo nhân cách của một con người và biến họ trở thành nạn nhân của chính tính cách của mình.
Nghiên cứu cho thấy rằng phần trăm lớn những đứa trẻ được học âm nhạc (bất kể là piano, guitar, kèn, trống,…) đều sở hữu mức độ tự tin, hoạt bát, năng động, vui vẻ và thậm chí là điểm số cao hơn những thành phần đứa trẻ không được học âm nhạc / thể thao. Như vậy, qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng âm nhạc luôn là liều thuốc tinh thần rất healthy, tinh tế, và hiệu quả đối với sức khoẻ tâm lý của một người, không chỉ là trẻ em, mà còn cho người lớn và người cao tuổi. Mặc dù chuyện dành một ít thời gian đi học nhạc mỗi tuần, và mỗi ngày tập luyện đôi ba tiếng là rất nhỏ, nhưng hệ qủa thật sự của nó dành cho tâm lý của thân chủ là vô giá. Nhất là khi thân chủ còn chưa nhận thức được gì về cơ chế phòng vệ đó.
– Nguyễn Hoàng Minh –

Để trải nghiệm khóa học, phụ huynh có thể đăng kí ngay hôm nay: